5 LÝ DO ĐỂ NÓI "KHÔNG" VỚI ĐƯỜNG
Đường là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết mỗi ngày cho cơ thể, và cũng có tác dụng kích thích vị giác. Nếu không kiểm soát, chúng ta rất dễ bị hấp dẫn bởi những món ăn vặt nhiều đường hoặc nước ngọt có ga. Có thể nói, đường giống như một dạng kẻ thù ranh mãnh, đem lại cho chúng ta cảm giác sảng khoái ngay khi vừa chạm vào đầu lưỡi và dễ dàng biến ta trở thành kẻ lệ thuộc trước khi kịp nhận ra những tác hại khôn lường lên cơ thể: vòng eo trở nên phì nhiêu, suy giảm chức năng chuyển hóa của cơ thể, chức năng tim và não bị ảnh hưởng. Sự đề kháng isulin (hormone có tác dụng điều hòa nồng độ glucose trong máu) có liên quan rõ rệt đến căn bệnh Alzheimer. Nếu như những thông tin về tác hại lâu dài trên vẫn không kiềm chế được thói quen thích ăn đồ ngọt của bạn, hãy để ý rằng những nếp nhăn và mụn trứng cá kháng trị đang ngày xuất hiện càng nhiều trên khuôn mặt của bạn.
ĐƯỜNG + COLLAGEN = LÃO HÓA DA
Thật khó khăn để chống lại cơn thèm đường phải không? Nhưng những chiếc bánh macaroon xinh đẹp và hấp dẫn kia sẽ tấn công thẳng vào vòng eo cũng như làn da của bạn ngay đấy.
Lưu ý rằng không chỉ đường tinh luyện mới là tội phạm duy nhất, những loại hạt dinh dưỡng như ngũ cốc, trái cây ngọt cũng sẽ được chuyển hóa thành glucose sau khi được cơ thể chuyển hóa, mặc dù tác hại lên cơ thể ít hơn nếu ăn quá mức quy định so với đường đơn. Nhưng việc cắt bỏ hoàn toàn đường ra khỏi thành phần của thực đơn hàng ngày là việc làm sai lầm. Bởi vì glucose là nguồn năng lượng tức thời cho tế bào và cơ thể hoạt động hàng ngày. Hạ đường huyết sẽ dẫn đến tình trạng uể oải và thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
Dưới đây là tác hại nếu bạn vẫn tiếp tục thói quen ăn đồ ngọt:
Mụn trứng cá
Hiểu được sự thay đổi chỉ số đường huyết hàng ngày, bạn sẽ biết sự ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên tốc độ mà mức độ gia tăng đường huyết. Đây là chìa khóa để bạn quyết định thực đơn phù hợp để duy trì làn da đẹp. Bên cạnh tác hại đẩy nhanh quá trình lão hóa da, những thực phẩm nhiều đường còn làm tăng nguy cơ làn da bóng dầu và đầy mụn trứng cá.
Hiện tượng rậm lông
Càng nhiều đường tích lũy vào cơ thể, bạn càng đối diện nguy cơ đề kháng isulin, dấn đến sự biến đổi quá trình mọc lông và có thể xuất hiện rậm lông và những mảng da tối màu ở vùng cổ và các nếp gấp của cơ thể.
Lỗ chân lông to
Tích lũy đường nhiều cũng làm tăng tiết testosterone. Hormone này làm da trở nên dầu hơn, tăng kích thước lỗ chân lông, làn da mịn màng của bạn sẽ trở nên tồi tệ chỉ trong thời gian ngắn.
Da chảy xệ
Đường huyết tăng làm trị trệ mọi hoạt động của cơ thể và thúc đẩy quá trình lão hóa, cả hệ da, diễn ra nhanh hơn. Quá trình tái tạo, làm lành thương chậm hơn và da nhạy cảm hơn với các tác nhân xấu từ môi trường.
Làn da xỉn màuLại nói về testosteron, quá nhiều sẽ ảnh hưởng làm cứng thành mạch máu. Đường có tác dụng thẩm thấu do đó làm mất nước, và cũng làm tăng sản xuất chất nhờn từ tuyến bã. Hệ quả là làn da bạn trở nên khô, kém đàn hồi, mất đi sức sống. Da trở nên tối màu, xuất hiện những nếp nhăn li ti và tệ hơn là có thể bùng phát mụn.
Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Archive of Dermatology chỉ ra những chứng cứ về một số thực phẩm có thể liên quan đến mụn trứng cá. Nghiên cứu cũng thực hiện ở nhóm 1200 người dân vùng Papua New Guinea và 115 người vùng Đông Paraguay (những người sử dụng chế độ ăn thực phẩm nhiều trái cây rau xanh và thịt động vật tự canh tác) và ghi nhận rằng không hề phát hiện mụn ở trường hợp nào.
Dựa trên cơ sở lý thuyết trên, Tom Brady và Gisele Bundchen đã nghĩ ra chế độ ăn họ gọi là "chế độ ăn chống viêm", chế độ này giảm thiểu đường trong thực đơn và họ trông trẻ hẳn ra sau một thời gian theo đuổi. Có thực sự chỉ cần cắt giảm đường thì bạn sẽ trẻ ra. Tất nhiên kết quả phụ thuộc nhiều yếu tố : chế độ sinh hoạt, ngủ đủ giấc, hạn chế stress… nhưng có thể nói hạn chế đường- một chất làm tăng phản ứng viêm cũng là một yếu tố.
Có thể nói làn da đẹp do nhiều yếu tố góp phần :
cấu tạo gen, môi trường, thói quen chăm sóc da và thói quen sinh hoạt. Bạn hãy
lập danh sách những yếu tố ảnh hưởng xấu lên da và tập loại bỏ dần : môi
trường ô nhiễm, tia cực tím, thức ăn không lành mạnh, stress, thiếu ngủ… và
không thể thiếu đường trong đó nhé.
No comments: